Thứ sáu, 20/09/2024 - 06:48

Gói thầu di dời công trình điện thuộc dự án Metro số 2 vẫn im lìm sau 4 tháng khởi công

Khởi công từ tháng 6.2023 song đến nay, khối lượng thực hiện hai gói thầu thi công di dời - tái lập công trình điện Dự án Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) vẫn giậm chân tại chỗ.

Ngày 22.6, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) tổ chức khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật dự án Metro số 2 (tuyến Bến Thành - Tham Lương). Gói thầu này chia làm 2 giai đoạn thực hiện, bao gồm thi công xây dựng hệ thống cấp và thoát nước; lắp đặt điện cao thế; di dời tạm các công trình điện (trung thế và hạ thế), công trình viễn thông vào hành lang 5.

Ngày 22.6, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) tổ chức khởi công hai gói thầu XLĐ1 và XLĐ2 thuộc nhóm các gói thầu di dời hạ tầng kỹ thuật Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương.

Giai đoạn 2, nhà thầu sẽ di dời tái lập ngầm vĩnh viễn công trình điện (trung và hạ thế), công trình viễn thông vào hào kỹ thuật ngầm đảm bảo phù hợp thiết kế, cảnh quan đô thị. Toàn bộ công tác di dời hạ tầng kỹ thuật mất khoảng 1,5 năm để hoàn thành.

Theo MAUR, gói thầu XLĐ1 thi công di dời - tái lập công trình điện từ đoạn đào hở CC1 (Bến Thành) đến ga S6 (ga Phạm Văn Hai) có giá 267 tỉ đồng. Gói thầu XLĐ2 thi công di dời - tái lập công trình điện từ ga S7 (ga Bảy Hiền) đến ga S11 (ga Tân Bình) có giá trị 158 tỉ đồng. Hai gói thầu này thực hiện trong thời gian 20 tháng, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.

Tuy nhiên, sau 4 tháng khởi công, các công trình điện dọc tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Trường Chinh địa phận Quận 3, quận Tân Bình thuộc phạm vi 2 gói thầu XLĐ1 và XLĐ2 chưa được các nhà thầu di dời.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Lao Động, sau 4 tháng khởi công, các công trình điện dọc tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Trường Chinh địa phận Quận 3, quận Tân Bình thuộc phạm vi 2 gói thầu XLĐ1 và XLĐ2 chưa được các nhà thầu di dời.

Đường dây điện, cáp quang,... vẫn không có gì thay đổi so với hồi cách đây 4 tháng.

Đường dây điện, cáp quang,... vẫn không có gì thay đổi so với hồi tháng 6.2023.

Việc chậm trễ thi công không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ gói thầu mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới tiến độ của toàn Dự án.

Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM cho biết, việc 2 gói thầu di dời, tái lập công trình điện đã khởi công 4 tháng nhưng các nhà thầu chậm triển khai thi công vì còn vướng một số điểm mặt bằng trên địa bàn Quận 3 chưa thể giải tỏa.

Việc chậm trễ thi công không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ gói thầu mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới tiến độ của toàn Dự án.

Việc chậm trễ thi công không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ gói thầu, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới tiến độ của toàn dự án.

Hiện Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đang đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo các địa phương phối hợp đẩy mạnh khâu giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà thầu.

Hiện Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đang đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo các địa phương phối hợp đẩy mạnh khâu giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà thầu.

Đến nay, các quận đã cơ bản hoàn tất các thủ tục ban hành Quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án, tỷ lệ đạt 99,6% (584 trường hợp/568). Trong đó, các quận 1, 10, Tân Bình, Tân Phú đã đạt bàn giao 100% mặt bằng “sạch“, còn một số trường hợp tại quận 3 vẫn vướng do liên quan đến đơn giá bồi thường. Tỷ lệ bàn giao mặt bằng toàn dự án hiện đã đạt 86,69%.

Tính đến tháng 8.2023, tỷ lệ bàn giao mặt bằng toàn dự án đã đạt 86,69% (508/586 trường hợp). Trong đó, các Quận 1, 10, Tân Bình, Tân Phú đã đạt bàn giao 100% mặt bằng sạch, còn một số trường hợp tại Quận 3 vẫn vướng do liên quan đến đơn giá bồi thường.

Tuyến metro số 2 giai đoạn 1, từ Bến Thành đến Tham Lương có tổng chiều dài khoảng 11,3 km, trong đó có 9,3 km đi ngầm và 2 km đi trên cao. Công trình có 11 nhà ga, chạy dọc đường Cách Mạng Tháng 8 và Trường Chinh, đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, cùng với khu vực đỗ tàu, depot Tham Lương tại quận 12 với diện tích 25 ha.

Metro số 2 có tổng mức đầu tư 47.890 tỉ đồng, tổng chiều dài khoảng 11,3 km. Trong đó, có 9,3 km đi ngầm và 2 km đi trên cao. Tuyến đi qua địa bàn của 6 quận: 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú với tổng diện tích 251.136m2. Tổng số tiền bồi thường mặt bằng, tái định cư hơn 4.138 tỉ đồng.

Dự án được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách của thành phố. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2026. Tuy nhiên, do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên dự án được lùi thời gian hoàn thành đến năm 2030.

Dự án được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách của thành phố. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2026. Tuy nhiên, do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn nên dự án được lùi thời gian hoàn thành đưa vào khai thác là năm 2030 và 2 năm sửa chữa khiếm khuyết, bảo hành (đến năm 2032).

Tin liên quan