Thứ bảy, 23/11/2024 - 18:04

Cạnh tranh truyền thông mạng xã hội trong ngành bất động sản Việt Nam tháng 10/2024

Ngành bất động sản tại Việt Nam hiện nay không chỉ là cuộc đua về quy mô dự án mà còn là một trận chiến khốc liệt về sự hiện diện và mức độ tương tác với khách hàng trên các nền tảng truyền thông. Trong bối cảnh này, các thương hiệu lớn như Vinhomes (Công ty Cổ phần Vinhomes), Phú Mỹ Hưng (Công ty TNHH Phát Triển Phú Mỹ Hưng), Sunshine Group (Tập đoàn Sunshine Group), Hongkong Land (Tập đoàn bất động sản Hongkong Land), Novaland (Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va), ECOPARK GROUP (Tập đoàn Ecopark), Đất Xanh Group (Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh), CenGroup (Công ty Cổ phần Tập đoàn Thế Kỷ), Hado Group (Tập đoàn Hà Đô), và Tập đoàn Khang Điền đang dốc sức cạnh tranh truyền thông mạnh mẽ để củng cố lòng tin và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Theo báo cáo nghiên cứu và tổng hợp từ Vibiz trong tháng 10/2024, những diễn biến nổi bật trong chiến lược truyền thông của các thương hiệu này đã và đang thay đổi cách thức mà các công ty bất động sản tiếp cận thị trường, đồng thời tạo ra những ảnh hưởng đáng kể trong cuộc cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Dưới đây là phân tích chi tiết về hiệu quả truyền thông và khả năng cạnh tranh của các thương hiệu.

Tổng quan về nhận diện và sức ảnh hưởng

Theo dữ liệu nghiên cứu và tổng hợp từ Vibiz tháng 10/2024, Vinhomes đang thể hiện sự hiện diễn mạnh mẽ trên các kênh truyền thông với 58,6% lượng đề cập, một con số ấn tượng chứng tỏ sức mạnh và ảnh hưởng vượt trội của thương hiệu này. Theo sau, Novaland và Tập đoàn Khang Điền cũng có một mức độ hiện diện đáng chú ý với lần lượt 16,4% và 12,0%, cho thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ông lớn trong ngành. Các thương hiệu khác như ECOPARK GROUP (4,3%), Hado Group (4,2%), và Phú Mỹ Hưng (2,9%), Đất xanh Group (1,6%) cũng không ngừng nỗ lực duy trì vị thế và gia tăng sự hiện diện truyền thông. Dữ liệu này phản ánh sự phân hóa rõ rệt giữa các thương hiệu lớn trong ngành bất động sản, từ những "ông lớn" chiếm lĩnh thị trường đến các tập đoàn có sự hiện diện truyền thông ổn định, đều đã và đang nỗ lực duy trì và củng cố vị thế vững chắc của mình.

Thống kê lượng đề cập

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 10/2024)

Sức mạnh truyền thông mạng xã hội (MXH)

Dữ liệu cho thấy Vinhomes vẫn duy trì vị thế vượt trội trong ngành bất động sản với 56,9% đề cập trên mạng xã hội, một con số đáng chú ý, khẳng định sức ảnh hưởng lớn của thương hiệu này. Tuy nhiên, Tập đoàn Khang ĐiềnNovaland và Hado Group đang chứng tỏ sự cạnh tranh mạnh mẽ với lần lượt 17,5%12,6% và 8,0% đề cập, cho thấy họ đang ngày càng chú trọng và cải thiện chiến lược truyền thông số để không bị tụt lại phía sau.

Trong khi đó, các thương hiệu như Phú Mỹ HưngEcopark Group và Đất xanh Group có sự hiện diện trên mạng xã hội còn khá khiêm tốn, cho thấy họ cần đẩy mạnh hơn nữa các chiến lược tương tác và truyền thông số, đặc biệt là với đối tượng khách hàng trẻ và năng động.

Lượng tương tác

Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào mạng xã hội, Vinhomes tiếp tục khẳng định sức mạnh truyền thông số của mình khi chiếm tới 77,8% lượng tương tác, một con số vượt trội so với các đối thủ. Sự tập trung vào các kênh truyền thông mạng xã hội đã giúp Vinhomes duy trì vị thế thống trị và kết nối chặt chẽ với khách hàng. Novaland theo sát ở vị trí thứ hai với 12,5% lượng tương tác, tương đương với mức đề cập trên mạng xã hội, cho thấy chiến lược truyền thông của họ đang hiệu quả và có sự đồng nhất giữa nhận diện thương hiệu và tương tác thực tế.

Trong khi đó, Tập đoàn Khang Điền, dù đứng thứ hai về lượng đề cập trên mạng xã hội (17,5%), lại chỉ đạt 5,1% lượng tương tác. Do đó, Tập đoàn Khang Điền cần cải thiện chất lượng và tính hấp dẫn của nội dung bài viết, đồng thời tìm cách tối ưu hóa chiến lược để tiếp cận nhóm khách hàng trẻ tuổi, năng động hơn và gia tăng mức độ tương tác trên các nền tảng số.

Lượng đề cập và tương tác trên mạng xã hội

(Nguồn: Vibiz tổng hợp, tháng 10/2024)

Phản hồi tích cực và tiêu cực từ công chúng

Vinhomes tuy có lượng đề cập tích cực cao với 61.4% nhưng cũng phải đối mặt với lượng phản hồi tiêu cực đáng kể (51.3%). Đây là dấu hiệu cho thấy áp lực lớn từ sự kỳ vọng của khách hàng và những vấn đề liên quan đến quản trị chất lượng dịch vụ.

Ngược lại, Phú Mỹ Hưng có tỷ lệ tiêu cực thấp nhất (1.9%), nhưng điều này một phần là do thương hiệu này chưa có sự hiện diện mạnh trên truyền thông, giảm thiểu khả năng tiếp xúc với các phản hồi tiêu cực.

Cuộc đua truyền thông mạng xã hội trong ngành bất động sản đang trở thành một yếu tố quyết định trong việc xây dựng và củng cố thương hiệu. Các thương hiệu lớn không chỉ cạnh tranh về quy mô dự án mà còn ở khả năng tạo dựng sự hiện diện mạnh mẽ trên các nền tảng số, nơi mà khách hàng ngày càng dành nhiều thời gian hơn để tìm kiếm thông tin, tương tác và đưa ra quyết định. Các tập đoàn như Vinhomes và Novaland đã chứng tỏ được sức mạnh vượt trội với tỉ lệ tương tác và đề cập cao trên mạng xã hội, cho thấy họ đang đi đầu trong việc khai thác hiệu quả các kênh truyền thông số. Các thương hiệu còn lại cũng không kém cạnh khi bắt đầu nắm bắt xu hướng và tìm cách nâng cao sự hiện diện của mình trên các nền tảng này.

Trong bối cảnh này, thương hiệu nào có thể nắm bắt và tối ưu hóa các xu hướng truyền thông số, tạo ra những chiến dịch hấp dẫn, sáng tạo, và gần gũi với nhu cầu khách hàng sẽ có cơ hội lớn để dẫn đầu thị trường bất động sản trong tương lai.

BCSI-VIBIZ
Lượt xem: 13
Nguồn:https://bcsi.edu.vn/tin-tuc/thuong-hieu/canh-tranh-truyen-thong-mang-xa-hoi-trong-nganh-bat-dong-san-viet-nam-thang-10-2024.html Sao chép liên kết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật