Thứ ba, 17/09/2024 - 02:39

Niềm tin vững chắc vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Ngày 18/4/2022 Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 34 về chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030.

Trong khi đó, hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, dù cũng phải chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhưng vẫn có sự ổn định, phát triển. Cụ thể, trong hai năm 2020-2021 đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ giảm 3%. Và thực tế rất đáng mừng là: các doanh nghiệp quốc tế luôn tin tưởng, xác định Việt Nam là điểm đến tích cực, tin cậy.

Năm 2020 tuy có khó khăn nhưng Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư thế giới tin cậy với tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 28 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, trong quý I/2022, tổng vốn FDI vào Việt Nam ước đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất quý I của 5 năm qua. Trong đó gần 78% là trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo…

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng trong năm 2022

Ảnh minh họa

Riêng tỉnh Bình Dương quý I/2020 đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng gấp 3,6 lần so với quý I/2021. Bên cạnh đó, kinh tế trong nước cũng có sự tăng trưởng tích cực, nhất là công nghiệp; thêm nhiều doanh nghiệp mới, doanh nghiệp tư nhân ra đời, sản xuất kinh doanh có hiệu quả… Qua đó giúp cho kinh tế Việt Nam quý I/2022 khởi sắc, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp quý I/2022 tăng 7,07% cao hơn cùng kỳ năm 2021, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng của đất nước..

Những thành tích đáng phấn khởi trên là kết quả từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. sự điều hành của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong đó có vai trò tích cực của Bộ Công Thương. Với chức năng quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Công Thương đã tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Chính phủ để có những chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo đúng, đồng thời Bộ cũng chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp, việc làm thực tế góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Dưới sự điều hành của Chính phủ, Bộ Công Thương đã nỗ lực tiến hành cải cách hành chính, tháo gỡ những vướng mắc, trở ngại, phối hợp cùng với các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế ngày càng phát triển hơn. Mới đây, trong báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021, bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã khen ngợi: “Ngân hàng Thế giới chúc mừng Chính phủ Việt Nam trong nhiệm kỳ qua đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.

Đầu tiên là việc tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh và cải cách hành chính. Bên cạnh việc tập trung cải cách nhằm mở cửa thương mại và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam cũng thực hiện một loạt cải cách nhằm giảm chi phí kinh doanh, khắc phục quan liêu cho doanh nghiệp, trong đó đáng chú ý là Luật Doanh nghiệp do Chính phủ khởi xướng, có hiệu lực từ tháng 1/2021”. Bà cũng nêu rất cụ thể: “Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã cắt giảm 3.893 trong tổng số 6.191 điều kiện (chiếm 63%)”.

Những thành tựu và tiến bộ về kinh tế trên đây đã góp phần để “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như khẳng định của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Chính những sự thật thuyết phục đó đã đập mạnh vào sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã và đang chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Vừa qua, chúng cố tình bịa đặt, xuyên tạc: nền kinh tế Việt Nam đang kiệt quệ; kinh tế Việt Nam đang mất uy tín, quốc tế thiếu tin tưởng, nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải bỏ chạy khỏi Việt Nam.

Trong khi các cơ quan pháp luật Việt Nam xử lý nghiêm minh, đúng luật những sai phạm của một số doanh nghiệp, doanh nhân, được dư luận đồng tình, hoan nghênh thì các thế lực xấu lại lợi dụng việc làm cần thiết, hợp lý, hợp tình đó để chống đối, kích động các doanh nghiệp nước ngoài bài xích Việt Nam, cho rằng Việt Nam gây nhiều khó dễ cho các doanh nghiệp nước ngoài; chèn ép, âm mưu chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp tư nhân…

Không ai có thể phủ nhận được sự thật là các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế đã và đang tiếp tục tin tưởng, kỳ vọng vào sự ổn định, phát triển toàn diện của Việt nam. Và khi đã có niềm tin vào Việt Nam thì việc hợp tác đầu tư sẽ càng mạnh mẽ, hiệu quả hơn.

Chúng ta cũng đồng thời tăng cường, đẩy mạnh tiềm năng, thế mạnh, niềm tin của nền kinh tế trong nước với sự vươn lên không ngừng của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, từ đó tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển toàn diện, mạnh mẽ.

Phạm Thái Hưng
 
Lượt xem: 240
Tác giả: admin1
Tin liên quan