Vì sao bất động sản dọc cao tốc thu hút nhà đầu tư?
Công thức đầu tư sinh lời thành công nhưng không bao giờ cũ. Các bất động sản dọc cao tốc liên vùng, tuyến đường quốc lộ luôn sở hữu tiềm năng giá tốt, tăng giá trị theo tỷ lệ thuận với sự phát triển hạ tầng.
Bất động sản dọc cao tốc được săn đón
Nhà đầu tư luôn thích đón đầu, săn các dòng sản phẩm bất động sản cao tốc vì giá vốn nhẹ nhàng nhưng tăng dần theo năm tháng. Đặc biệt, các bất động sản dọc cao tốc luôn tọa lạc tại các vị trí đắt giá, nằm trong khu vực giao thương liên vùng, sở hữu được sức bật kinh tế khi hạ tầng hoàn thiện.
Không chỉ vậy, người dân còn được thừa hưởng sự thuận lợi trong việc di chuyển hàng ngày, rút ngắn thời gian tham gia giao thông.
Tại khu vực phía Nam, thực tế ghi nhận giá bất động sản dọc cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây từ năm 2015 - 2016 có giá 40 - 50 triệu đồng/m2. Năm 2019 tăng lên 60 - 80 triệu đồng/m2 khi cao tốc được thông tuyến.
Các căn biệt thự mở bán xung quanh khu vực năm 2018 giá thấp nhất 11,9 tỷ đồng/căn, sau đó tăng lên 15 tỷ đồng/căn. Đến năm 2024, mức giá nhà biệt thự đã neo ở khung 22 - 24 tỷ đồng/căn, thậm chí còn có các dự án có mặt bằng giá cao hơn.
Một minh chứng khác là tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận - Đồng Nai). Tuyến đường được xây dựng nhằm hẹn giảm tải áp lực cho tuyến quốc lộ 1A, đồng thời, rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP Hồ Chí Minh và Bình Thuận chỉ khoảng hai giờ đồng hồ.
Sau khi thông tuyến, Phan Thiết “bật lên”, thu hút lượng khách hàng khổng lồ, thúc đẩy du lịch và bất động sản phát triển.
Theo Colliers, nếu đầu năm 2018, các lô đất mặt tiền đường Võ Nguyên Giáp (Phan Thiết) được rao bán trong khoảng giá từ 7 đến 11 triệu đồng/m2, thì đến nay mức giá chạm ngưỡng 20-25 triệu đồng/m2. Hiện nay, giá đã tăng thành 30 - 35 triệu đồng/m2 hoặc cao hơn.
Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng không ngoại lệ. Các chuyên gia nhận định rằng giá bất động sản sẽ có xu hướng tăng nhẹ sau khi cao tốc được khởi công và tăng phi mã khi thông tuyến vì thu hút được cư dân về ở thực.
Việc các tuyến đường cao tốc thông tuyến giúp người dân khu vực này hưởng lợi về việc di chuyển, đến TP Hồ Chí Minh trong khoảng 30 phút. Điều này thuận lợi cho người làm việc tại khu Đông TP Hồ Chí Minh, dễ dàng di chuyển hàng ngày.
Chính thức khởi công cao tốc nối TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước
Vừa qua, tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ khởi công đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Tuyến cao tốc đi qua Bình Dương bắt đầu từ đường ĐT.743 qua TP Thuận An đến đoạn giáp ranh Bình Phước dài 52km (có 45,6 km cao tốc đầu tư mới và 6,5km đường dẫn cao tốc giữ nguyên theo hiện trạng đi trùng đường ĐT743) với tổng mức đầu tư khoảng 8.800 tỷ đồng.
Dự án được quy hoạch với quy mô 6 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo các địa phương, Ban, Bộ, ngành bấm nút khởi công dự án (Ảnh: Báo vnexpress) |
Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là tuyến đường trọng điểm, tạo động lực phát triển cho khu vực Đông Nam Bộ, mở rộng không gian đô thị và công nghiệp.
Khi tuyến cao tốc Chơn Thành - Gia Nghĩa hoàn thành, sẽ tiếp tục kết nối với khu vực Tây Nguyên, tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tích sản lâu dài, lãi thêm giá trị đầu tư
Mua bất động sản dọc theo cao tốc không chỉ lợi về mặt ở mà người dân còn thuận lợi cho việc giao thương, kinh doanh và sinh hoạt, từ đó thúc đẩy nhu cầu mua bán và cho thuê bất động sản.
Bên cạnh đó, việc phát triển các tuyến cao tốc và tuyến đường trọng điểm giúp tạo ra hệ thống giao thông đồng bộ, thuận tiện cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa, dễ dàng thu hút cư dân ở các nơi về an cư lập nghiệp.
Điều này không chỉ giúp tăng cường kết nối kinh tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự án bất động sản sầm uất thành một khu vực phát triển về dân số - đô thị và năng động về thương mại - dịch vụ.
Tuyến cao tốc đi qua Bình Dương bắt đầu từ đường ĐT.743 qua TP Thuận An đến đoạn giáp ranh Bình Phước dài 52km |
Tuyến cao tốc kết nối trực tiếp với sân bay Long Thành và các khu vực kinh tế trọng điểm như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, giúp kết nối giao thông vượt trội, từ đó tăng cường khả năng tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư từ nhiều khu vực khác nhau.
Một số dự án nổi bật dọc cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành: Alana City, Phương Trường An 5…