Thứ năm, 19/09/2024 - 08:07

Sự nghiệp "trồng người" nhìn từ việc miễn học phí cho học sinh ở Quảng Bình

Miễn học phí năm học 2023 – 2024 cho học sinh thể hiện quan điểm nhất quán của Quảng Bình ưu tiên giáo dục là hàng đầu, tạo môi trường học tập tốt cho các em.

HĐND tỉnh Quảng Bình vừa thông qua nghị quyết về miễn học phí năm học 2023-2024 nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân.

Theo nghị quyết về miễn học phí năm học 2023-2024 của HĐND tỉnh Quảng Bình, học sinh ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển được miễn học phí cả năm. Các khu vực còn lại, học sinh được miễn học phí kỳ I. Các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên bị giảm thu từ nguồn học phí sẽ được ngân sách hỗ trợ kinh phí. HĐND tỉnh đánh giá mặc dù dịch bệnh đã qua song gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Do đó, việc miễn học phí giúp người dân giảm bớt khó khăn.

Trước đó, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình thống nhất chủ trương không thu học phí học kỳ I, năm học 2023-2024 đối với trẻ em học mầm non và học sinh phổ thông công lập, học viên tại các cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình phổ thông trên địa bàn tỉnh; Không thu học phí cả năm học 2023-2024 đối với trẻ em học mầm non và học sinh phổ thông công lập, học viên tại các cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình phổ thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, miền núi, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên do giảm thu từ nguồn học phí.

Trong năm học 2022-2023, tỉnh Quảng Bình cũng đã miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ người dân gặp khó khăn sau đại dịch. Năm học 2023-2024, tỉnh Quảng Bình có 233.500 học sinh ở các cấp học, 575 trường học, 17.400 cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục. Việc miễn giảm học phí giúp người dân giảm bớt những khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Trước đó, trong năm học 2022-2023, tỉnh Quảng Bình đã miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ người dân gặp khó khăn sau đại dịch Covid-19.

Sự nghiệp
Lễ khai giảng của học sinh ở miền núi tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Mít Pé)

Quảng Bình hiện vẫn là một địa phương khó khăn nhưng với chính sách này tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Ở một địa phương có điều địa hình chủ yếu là đồi núi, quanh năm hứng chịu thiên tai, đời sống bà con nhân dân còn nhiều khó khăn vất vả, công nghiệp thương mại chưa phát triển mạnh, thu nhập người dân còn ở mức thấp... thì việc hỗ trợ học phí cho con em địa phương là một điều rất đáng khích lệ.

Chủ trương này cũng khẳng định quan điểm nhất quán của lãnh đạo tỉnh ưu tiên chú trọng giáo dục là hàng đầu, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn càng minh chứng rõ hơn quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình trong việc tạo một môi trường giáo dục bình đẳng cho mọi học sinh.

Những quyết sách kịp thời của tỉnh Quảng Bình trong thời điểm này là một nguồn động viên to lớn người dân giảm nỗi lo học phí cho con em đến trường, nhất là những gia đình có 2- 3 con em đi học, hơn nữa, sẽ bồi đắp thêm niềm tin cho người dân.

"Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, quan điểm này lần đầu được đưa ra trong Nghị quyết 04-NQ/TW Hội nghị nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 1993. Từ đó đến nay, chủ trương nhất quán của Đảng, Chính phủ ta luôn tập trung dành nhiều nguồn lực cho sự nghiệp đào tạo để đào tạo hiền tài – tạo nguyên khí quốc gia.

Nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ “trồng người”, tại mỗi địa phương có những giải pháp khác nhau để thúc đẩy giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, những giải pháp đi vào thực tiễn và đi vào lòng dân như tỉnh Quảng Bình càng đáng biểu dương và nhân rộng.

 
Lượt xem: 6
Tác giả: Thành Long
Tin liên quan