Năm 2023, xuất nhập khẩu đối diện cơ hội và thách thức nào?
Ông Nguyễn Tuấn Vinh - CEO cuả nền tảng kết nối XNK toàn cầu 1908v.com đã trao đổi với phóng viên về những cơ hội và thách thức với hoạt động xuất nhập khẩu.
Hiện 1908v.com là nền tảng kết nối xuất nhập khẩu toàn cầu với hơn 50.000 gian hàng của các sản xuất và hơn 30.000 nhà nhập khẩu và môi giới thương mại đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Ông Nguyễn Tuấn Vinh - Ceo cuả nền tảng kết nối xuất nhập khẩu toàn cầu 1908v.com |
Tính chung cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. Đây là con số kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%. Ông có bình luận gì về thành tích trên của hoạt động xuất nhập khẩu năm qua?
Trước tiên, phải khẳng định kết quả xuất nhập khẩu năm 2022 là ấn tượng. Thành quả này có được chính là nhờ vào sự năng động của Chính phủ khi những năm qua, chúng ta đã tham gia vào hầu hết các hiệp định thương mại tự do của các khu vực, tạo sự thuận lợi cho hàng hoá Việt tiếp cận các thị trường khó như EU, Mỹ, Nhật Bản… Thêm vào đó là sự quyết liệt trong việc tiêm vaccine Covid-19 cho người dân để Việt Nam sớm trở lại hoạt động sản xuất bình thường. Trong khi đó công xưởng của thế giới là Trung Quốc với chính sách zero Covid đã hạn chế khách hàng tiếp cận nhà sản xuất, dẫn đến một số khách hàng đã chuyển sang các nhà nhà cung cấp của Việt Nam.
Dù đã đạt con số khả quan trong năm 2022 song xuất nhập khẩu đang dần gặp khó khăn hơn trong giai đoạn từ cuối năm 2022 cho đến nay. Là một nền tảng kết nối xuất nhập khẩu toàn cầu, ông nhận định ra sao về những cơ hội và thách thức của hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2023?
Theo đánh giá gần nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng toàn cầu sẽ chững lại trong năm 2023, do đó, sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thị trường nhập khẩu. Những lợi thế về thị trường trong quý IV/2022 và quý I/2023 sẽ không còn vì lạm phát đã “ngấm sâu” vào các lĩnh vực tiêu thụ trên thị trường thế giới, xuất khẩu trong quý I/2023 sẽ bị sụt giảm. Đồng thời, khi Trung Quốc mở cửa lại sau Covid-19, hàng hóa của quốc gia này sẽ là thách thức đối với các nhà sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, tôi cho rằng trong nguy luôn có cơ. Minh chứng của điều đó là trong 2 năm dịch bệnh, đa số các nước giảm tăng trưởng nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng cao. Ngoài những thuận lợi từ việc tham gia các hiệp định thương mại, số lượng mặt hàng nông sản của chúng ta được cấp phép vào những thị trường có nhu cầu lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cũng đang tăng lên. Đặc biệt hiện nay Trung Quốc đã mở cửa trở lại sẽ là cơ hội lớn để các nhà sản xuất, thương mại tận dụng cơ hội để xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này.
Xin cảm ơn ông!